HP Compaq Recovery Manager F11 by updating WinFlash for HP Notebook System BIOS

I have a HP laptop dv2637tx. Because I had installed many types of OS, my laptop did not work with F11 when I tried to come back the factory defaults. I tried to make the recovery partition as Active by following this help http://vinhboy.com/blog/2008/02/26/hp-compaq-recovery-manager-f11/ but this did not work because when I restarted, it said: “NTLDR missing Press Ctrl+Alot+Del to restart”. Finally, what I did was:
(1) Install new Windows Vista if you don't start up your system.
(2) Download and update the WinFlash for HP Notebook System BIOS from http://h10025.www1.hp.com/ewfrf/wc/softwareDownloadIndex?softwareitem=ob-67384-1&lc=en&dlc=en&cc=us&lang=en&os=2100&product=3593147
(3) Restart the system, keep pressing F11, on the menu options --> choose RAMDisk devices options
(4) Follow the instructions to restore your system back to original one.

Good luck!

Đại học mọc như nấm


Một văn phòng của trường ĐH Phan Thiết (Đ.T.Duy, Tuổi Trẻ)

Rộn ràng ngày tựu trường

Ảnh: Đất Việt
(Nguồn: Đất Việt)

Một quang cảnh trao bằng tốt nghiệp

 
Trong ảnh trên, hiệu phó trường ĐH Đồng Tháp, thầy Nguyễn Văn Đệ (người đứng trên bục), đang trao bằng cho một cử nhân (Nguồn: www.dthu.edu.vn).

Một thiết kế mới của chiếc điện thoại

(Nguồn: http://www.tuvie.com/)

Một điều ước?

Nếu chỉ được phép nói một điều ước, bạn mong ước nhất điều gì?

Giáo dục và đào tạo là một loại hình dịch vụ

Tôi đã từng có quan điểm về một hệ thống giáo dục. Trong đó, tri thức và kinh nghiệm là hàng hóa, giáo dục và đào tạo là một loại hình dịch vụ. Ngôi trường là nhà máy. Cơ sở vật chất của nhà trường là công cụ sản xuất. Sinh viên vừa là nguyên liệu, vừa là khách hàng. Sinh viên tốt nghiệp và các công trình khoa học là sản phẩm của nhà máy. Cán bộ giảng viên và nhà khoa học là công nhân. Toàn bộ hệ thống này hoạt động như một công ty kinh doanh có thu chi, có cạnh tranh, chịu sự quản lí về chất lượng của sản phẩm, và chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình làm ra.

Chuyển đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần

Theo tôi, ý tưởng chỉ đạo này khá phù phợp và có tính khả thi. Nhưng, nó sẽ hay hơn nếu thay vì nói "chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần" thì về mặt bản chất, ta nên nói "thay đổi sự vận hành của một đơn vị sự nghiệp công lập như là sự vận hành của một công ty cổ phần". Vì một lí do cơ bản là tôi sợ tương lai sẽ có tên gọi "Công ty cổ phần Trường ĐH ABC". Tên này nghe rất lạ. Vì vậy, tốt hơn nên thay đổi bản chất (cơ chế vận hành) mà không cần thay đổi tên gọi. Việc thay đổi cả tên gọi làm mọi người hiểu theo hướng tiêu cực.

Có nên nhiều bộ sách giáo khoa?

Cá nhân mà nói, tôi nói không.

Một trong những lí do, mà hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng nên có nhiều bộ sách giáo khoa, đó là "bộ sách giáo khoa thống nhất hiện nay có chất lượng kém, có nhiều lỗi, và dư luận không đánh giá cao cách làm việc của hội động biên soạn". Vì thế, nếu bộ Giáo dục làm thế nào đó (chẳng hạn, thay đổi cái cách mà sách giáo khoa được biên soạn và thẩm định) để đảm bảo chất lượng sách giáo khoa tốt nhất, thì khi đó một bộ sách giáo khoa thống nhất là đủ. Điều này vừa tiết kiệm tiền của, vừa đỡ tốn công sức, vừa thống nhất về nội dung (vì kiến thức phổ thông mà), vừa tránh sự xáo trộn trong hoạt động dạy học, và vừa theo xu thế chung của thế giới (nhiều nước sử dụng một bộ sách giáo khoa thống nhất
hoặc cho toàn quốc, hoặc cho từng bang đối với nước lớn mà điều kiện tự nhiên, luật pháp, và văn hóa khá khác nhau thì sách được biên soạn để bao hàm những khác nhau cơ bản riêng có của bang đó).

Đối với nước mình, một quốc gia có diện tích không lớn, tôi thích cả nước chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất. Sách giáo khoa chứa đựng kiến thức phổ thông và vì vậy phải nên thống nhất kiến thức phổ thông. Nó không phải là kiến thức chuyên ngành hẹp và thay đổi nhanh chóng như kiến thức chuyên nghiệp và nghiên cứu chuyên sâu.

Nên chăng cái cần thay đổi hiện nay là thay đổi cái cách mà các bộ sách giáo khoa được biên soạn. Ngoài hội đồng biên soạn/biên tập quốc gia gồm các nhà chuyên môn được tuyển dụng công khai và có chọn lọc, sách giáo khoa trước khi được áp dụng rộng rãi nên được phân phối tới những nhà chuyên môn ở các trường đại học, cao đẳng... không thuộc hội đồng biên soạn để lấy ý kiến đánh giá. Việc đánh giá và đóng góp ý kiến nên thực hiện một cách chuyên nghiệp và khoa học chứ không nên chẳng hạn đưa lên mạng tràn lan (cách làm như vậy giống như "đẽo cày giữa đường", đôi khi còn có những chấm biếm, bôi nhọ cá nhân với nhau thay vì góp ý nội dung). Biên soạn sách giáo khoa nên được xem như một ngành khoa học, các nhà khoa học có những nghiên cứu, có những đánh giá, bài viết, nhận định trên cơ sở lí luận, thực tiến có dẫn chứng, được trình bày tại các hội thảo khoa học, được đăng trên các tạp chí khoa học. Tập hợp các tri thức nghiên cứu này sẽ là một trong những nền tảng lí luận cho việc biên soạn sách giáo khoa.

Bộ giáo dục cũng có thể xã hội hóa công tác biên soạn bằng cách cho phép các tổ chức cá nhân đăng kí biên soạn sách giáo khoa. Nhưng cuối cùng, chỉ một bộ sách giáo khoa tốt nhất sẽ được sử dụng thống nhất. Mặc dù cách này huy động đông đảo nguồn lực và sự sáng tạo của xã hội, tạo ra sự cạnh tranh nhưng vẫn có những nhược điểm chẳng hạn sẽ phân tán lực lượng biên soạn, sẽ phải giải quyết bài toán chọn bộ sách tốt nhất, có vẻ tốn kém (vì nhiều tổ chức làm cùng một việc).

Việc biên soạn cũng cần có lộ trình và thời gian không chỉ 1 năm hay 2 năm rồi dừng mà phải liên tục, chúng ta luôn có một bộ sách giáo khoa nháp sẵn sàng thay thế bộ sách hiện hành đang dùng.

Về vấn đề "khoán quản vỉa hè"

Thật sự có vẻ vô lí khi mà lề đường và vỉa hè là lối đi lại thuộc sở hữu công cộng (của chung) lại giao cho những cá nhân quản lí lấy tiền làm của riêng.
Tự hỏi vì sao người ta thông thường phải xây vỉa hè với một chiều rộng bề ngang theo một tiêu chuẩn nào đó. Điều này là bởi vì với chiều rộng bề ngang như thế, con đường nhìn sẽ thông thoáng và có đủ chỗ cho người dân đi lại trên vỉa hè. Vậy thì không có lí do gì vỉa hè lại mang thêm một trọng trách nữa là chỗ để xe. Hơn nữa, phải thấy rằng, các nhà, quán hai bên đường phải có trách nhiệm dành ra những khoảng không hợp lí dành làm chỗ để xo cho khách và cho chính mình. Chính quyền nên đưa điều này vào như là một điều khoản để cấp giấy phép kinh doanh cũng nhưng là một quy định để phạt những người đỗ xe sai quy định.

Để cho các trường đại học tự biên soạn và xuất bản "Cẩm nang tuyển sinh" của trường mình

Có vẻ nó không còn hợp lí nữa để Bộ giáo dục và đào tạo biên soạn và xuất bản cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh năm...". Điều này là bởi những lí do sau:
1. Số lượng các trường đại học cao đẳng ngày càng tăng lên. Việc biên soạn chung rất khó khăn và tiềm ẩn sự sai sót cao. Mà mỗi lần sai sót thì lại là đính chính. Mà sách này xuất bản hằng năm nên không có khả năng sư dụng lại, rất lãng phí.
2. Bộ GD&ĐT nên tập trung vào việc quản lí vĩ mô, đề ra các chính sách, chiến lược phát triển, luật định để quản lí hệ thông giáo dục. Còn việc thực thi như việc biên soạn cẩm nang tuyển sinh hãy để các trường tự lo liệu.
3. Một thí sinh một năm cũng chỉ tìm hiểu và đăng kí thi vào một vài trường, việc mua một cuốn sách rất dày (và ngày càng dày) vừa tốn tiền các em vừa lãng phí tài nguyên xã hội khi mà các các em không cần thông tin của trường khác.
4. Internet và CNTT cho phép các trường biên soạn
cuốn cẩm nang tuyển sinh của trường mình theo phong cách và văn hóa của trường; và xuất bản nó lên trang web của trường để các em thí sinh truy cập miến phí mọi lúc mọi nơi và cho phép tìm kiếm cũng như tham khảo.

Biết rằng việc giữ "quyền" biên soạn cuốn sách trên mang lại lợi ích cho một số người, tôi chỉ mong họ hãy nhìn vào lợi ích chung.

Đã có cách tìm chỗ đỗ xe

Cách đơn giản nhất là dạy sớm và chạy vào trường trước 8.55. Rút kinh nghiệm ngày đầu tiên, hai ngày qua, mình thật là may mắn đã tìm được chỗ đỗ xe ngon lành theo cách này. Hơn nữa, nó cũng giúp mình dậy sớm hơn, lên trường ăn sáng, uống càfê. Đến 10 giờ là bắt đầu làm việc.

Đầu năm học, tìm chỗ đỗ xe thật là khó

Mình cố gắng vào trường đúng 9.00. Thế mà chạy vòng bãi đỗ xe số 2, chẳng còn một chỗ trống nào. Các xe khác cũng ùn ùn lượt lượt kéo nhau ra bãi đỗ xe miễn phí. Mình cũng đành phải đỗ xe ở bãi này thôi. Có phí cũng như không. Híc.

Sao không cho phép đăng kí mã số thuế online hoặc qua thư?

Tại sao không làm tăng sự thuận tiện cho người dân trong việc đăng kí mã số thuế cá nhân bằng cách, chẳng hạn, cho phép đăng kí qua mạng internet, điện thoại, hoặc qua thư từ bưu chính?

Người dân đặc biệt là những người làm công ăn lương thường phải làm việc trong giờ hành chính. Họ mong muốn các thủ tục hành chính thuận tiện để họ đỡ tốn thời gian và công sức đi lại. Vậy mà, như báo nêu thì người dân có chỗ đã phải xếp hàng đợi hàng giờ đồng hồ để được đăng kí mã số thuế cho mình.